Hết lễ hội, Phật cười!

Ngày nhỏ, bà thường dậy, chùa là chốn linh thiêng nên khi đi chùa phải ăn mặc nghiêm trang. Áo phải mặc áo dài tay, quần thì phải mặc quần dài, đầu tóc gọn gàng. Đặc biệt, vào chùa ăn nói phải nhỏ nhẹ, và đi lại khẽ khàng, không được cười nói to, không phát ra tiếng động, như thế mới thể hiện được lòng thành kính của mình với Đức Phật và giữ được sự tôn nghiêm, thanh tịnh trong chùa.


Bà còn nói, đi chùa không chỉ cầu những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình mình, mà hơn hết là còn học chánh pháp, và tu đức hạnh của mình, noi theo gương lành của Phật, tu sửa tâm tánh, làm điều thiện điều tốt và tránh xa cái ác.


Hay những lúc nào tâm tưởng bị rối bời, ta vào chùa tĩnh tâm suy nghĩ lại mọi chuyện để tìm ra những hướng giải quyết và giải tỏa xoa dịu phần nào nỗi bực dọc não phiền.













aohaiday.com - Hết lễ hội, Phật cười!  - a


Việc đi chùa không còn như lời bà nói ngày xưa. Ảnh minh họa

Bây giờ đi chùa thấy mọi thứ khác xa, không còn như lời bà nói ngày xưa. Người ta đi chùa với tâm thế khác. Tuy tiền công quả cho chùa lớn, lễ dâng Phật nhiều hơn ngày xưa đấy nhưng tấm lòng thành kính với Phật thì ít dần đi.


Nhìn các phật tử của mình lên chùa, Phật làm sao mà không khỏi đau lòng cho được? Những điều chướng tai gai mắt, những phản cảm cứ hằng ngày phơi bày ra.


Muốn tìm một chỗ thanh tịnh để tĩnh tâm hay tìm một tảng đá dưới bóng mát tàn cây, nghe tiếng gió thì thào, giọng chim líu lo trong cành râm cũng khó.


Tiếng chuông chùa, tiếng gõ mõ, tiếng cầu khấn đã khuất dần, thay vào đó là âm thanh hỗn tạp, gọi nhau í ới, cười nói vô tư, tiếng chuông điện thoại.


Tiếng người ta chèo kéo mua hàng, của các dịch vụ viết giấy sớ đổi tiền lẻ, bán đồ linh tinh, của những thứ chặt chém…. và cả những chuyện móc túi, khi chen lấn phắp hương, ăn xin trước cổng chùa. Mọi thứ thật xô bồ như ngoài chợ, ngoài đường?


Người dẫm lên người, lễ chồng lên lễ, vàng mã cháy đêm cháy ngày, khói hương nghi ngút và tiền lẻ thì rải tràn khắp nơi, dưới giếng, trên cầu… Những đồng tiền mệnh giá 200, 500, 1000, 2000 và thậm chí là 5000 đồng bay lả tả xuống núi như lá rụng hay rải đầy từ bệ thờ xuống nền đất, cắm vào đầu, nhét vào tay tượng Phật, găm trên đầu, lên vai, để lên cả gốc cây, bất cứ nơi nào mà họ có rằng có chút “linh thiêng”. Thật tủi thân cho Phật! Chỉ đứng yên…


Đức Phật ơi người ngồi đấy chắc phải đau tai lắm khi nghe thấy tiếng người ta văng tục chửi bậy trong chùa? hay những tiếng chuông điện thoại reo réo với đủ thứ nhạc chế: Bẩm cụ có điện thoại, Anh ơi vợ anh gọi… pha lẫn các bài hát rock, hiphop… đơn âm cho đa âm, tiếng Anh, tiếng Hàn.


Và càng nhức mắt hơn khi phải nhìn những phật tử của mình quần cộc áo hai dây đang chắp tay khấn, vái mà hở cả một phần lưng, phần mông. Chắc đức Phật, người đã phải xấu hổ lắm khi mà những phật tử của mình vận thứ thời trang như ngoài đường ngoài chợ mà cầu duyên mà cầu tài danh, cầu tài lộc và vô tư vừa nhai kẹo cao su bốp bép trong mồm.


Đức Phật, luôn dạy phải chúng ta làm điều thiện, điều tốt, phải tu tâm tích đức. Nam mô a di đà phật, thế mà có không ít người, thay vì cầu mọi điều tốt đẹp cho bản thân và mọi người xung quanh, đã cầu những lời độc ác, cầu những lời làm hại người khác.


Nam mô a di đà phật, con lạy cho con quỷ cái… chết đường chết chợ vì nó đã phá vỡ hạnh phúc gia đình nhà con. Khiến vợ chồng phải ly tán, khiến bố phải xa con? Ở hiền thì gặp lành, gieo nhân nào gặp quả ấy. Đó là lời Phật dạy.


Đã hết mùa lễ hội. Phật lại có thể cười.

1 comments:

HuyenVu said...

Hôm trước con em đi chùa, để dép ngoài điện để vào khấn. Khi ra mất mẹ đôi dép đành cuốc chân đất về. Bảo thế đi chùa có lợi lộc gì không mà đi mãi, khấn xong phát hao tài ngay :))

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger