Con lai giữa các loài khác nhau

Những con vật lai tạo được sinh ra do sự phối giống của những loài gần gũi nhau về mặt di truyền. Chúng không hề có trong thiên nhiên mà ra đời hoặc vì “bị” bắt sống chung trong sở thú hoặc do can thiệp của thụ tinh ống nghiệm.

1. Chó sói và chó nhà









Chó sói và chó nhà có khuynh hướng phối giống tự do. Chó sói thường nhút nhát, đánh giá theo hành vi bên ngoài, biểu hiện trên nét mặt và cách săn mồi... Móng vuốt của chúng mạnh hơn chó nhà và thường cố gắng tận dụng ưu thế này. Đứa con lai của hai loài thường mang cả hai tập tính. Thuần hóa chúng là dùng biện pháp mạnh bắt chúng phải khuất phục, chứ không phải vuốt ve.

2. Lợn nhà - lợn rừng








Những con lợn nhà vùng Tamworth được sự phối giống với lợn rừng hoang dã, sinh ra giống lợn “thời kỳ đồ sắt”. Loài lợn lai này dễ thuần hóa hơn lợn rừng, nhưng lại không dễ bảo như lợn nhà. Nói chung chúng cho nguyên liệu để làm nên loại xúc xích ngon nhất, nên sẽ được “sản xuất” đại trà trong các trại chăn nuôi để phục vụ cho công nghiệp chế biến thịt.

3. Ngựa, lừa - ngựa vằn (Zebroid)

Zorse (zebra-horse) là kết quả phối giống giữa ngựa thường và ngựa vằn. Zonkey (zebra-donkey) là sự phối giống giữa ngựa vằn và lừa. Còn Zony là phối giống giữa ngựa vằn và ngựa lùn (pony). Cả ba loại này gọi là zebroid (họ ngựa vằn).

Zebroid có ưu điểm hơn ngựa vằn về mặt sử dụng thực tế như để cưỡi chẳng hạn vì thân hình của nó giống với ngựa. Tuy nhiên nó bướng bỉnh hơn và khó dạy hơn.










Zorce
Zorce










Zonkey
Zonkey










Zony
Zony

4. Lạc đà có bướu – lạc đà không bướu

Lạc đà có bướu (camel) và lạc đà không bướu (llama, nhiều người gọi là đà mã) không thể “yêu” nhau theo cách tự nhiên, dù sống chung trong một chuồng (điều có thể xảy ra đối vời hổ và sư tử) vì kích thước của chúng khá khác biệt. Chỉ bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm mới có thể tạo được những đứa con lai, được các nhà khoa học đặt tên là cama (do ghép camel và llama). Cama có tai ngắn đuôi dài như lạc đà nhưng bụng thon như đà mã. Điều đáng chú ý nhất là chúng không có bướu như lạc đà.









Bố và mẹ của Cama
Bố và mẹ của Cama.










Cama khi được 2 ngày tuổi
Cama khi được 2 ngày tuổi.










Cama sau 2 năm trưởng thành
Cama sau 2 năm trưởng thành.

5. Gấu rừng – gấu Bắc cực

Gấu rừng (hay gấu nâu, tiếng Anh grizzly) và gấu Bắc cực (gấu trắng, tiếng Anh polar bear) trong thiên nhiên không ưa nhau, nhưng cũng tránh đụng độ nên hiếm khi gặp nhau để ân ái cho dù rất giống nhau về mặt di truyền. Tuy nhiên khi bị “ép duyên” (cho sống trong một chuồng tại các vườn thú, chúng cũng cho những đứa con lai, được đặt những cái tên ghép là grolar hoặc pizzly. Thế nhưng vào ngày 16/4/2006, một người thợ săn tên là Jim Martell, ở biên giới Mỹ và Canada đã săn được (nhưng tiếc rằng đã bắn chết) một con grolar (hoặc pizzly) sống trong rừng. Đó là đứa con lai của hai loài gấu lần đầu gặp trong thiên nhiên.









6. Báo - sư tử

Leopon là kết quả của sự phối giống giữa báo đực và sư tử cái. Đầu của con vật giống như sư tử trong khi những phần còn lại trên cơ thể tương tự như báo. Việc nghiên cứu cho lai tạo thành công nhất tại vườn thú Koshien Hanshin, Nhật Bản. Leopon lớn hơn báo, thích trèo cây và nghịch nước.










Leopon ở Vườn thúLeopon ở Vườn thú
Leopon ở vườn thú.

7. Gà lôi vàng – gà lôi trắng Lady Amherst

Hai loại gà lôi (trĩ) vàng và trắng để có màu sặc sỡ rất đẹp. Do gần gũi về tính di truyền, chúng có thể phối giống để tạo ra những đứa con có bộ “áo khoác” diêm dúa, không giống cả bố lẫn mẹ.










Gà lôi vàng
Gà lôi vàng.










Gà lôi trắng Lady Amherst
Gà lôi trắng Lady Amherst.










Đứa con lai của gà lôi vàng và trắng
Đứa con lai của gà lôi vàng và trắng.

8. Cá heo – cá voi sát thủ giả hiệu

Sự lai giống giữa hai loại cá heo là cá heo mũi hình chai và cá heo mang tên cá voi sát thủ giả hiệu (false killer whale, gọi như vậy vì trông loài này rất giống cá voi nhưng nhỏ hơn nhiều) không thấy trong thiên nhiên nhưng lại xảy ra khi nuôi nhốt chung hai loại tại vườn thú. Hai chú cá heo lai ấy được gọi là wolphin, ra đời tại công viên sinh vật biển ở Hawaii. Wolphin có kích thước, hình dáng, màu sắc trung gian giữa bố và mẹ. Số răng của chú wolphin lớn là 66 trong khi bố có 88 răng, mẹ có 44 răng. Thật kỳ lạ.









Wolphin
Wolphin




Bonus: Hổ - sư tử: 'Anh hùng nhất khoảnh'

Hổ là chúa sơn lâm ở châu Á. Sư tử thống trị châu Phi. Cả hai, theo phân loại của các nhà sinh học, đều thuộc họ mèo (Felidae). Xa xôi vạn dặm, chúng chẳng mấy khi gặp nhau, trừ khi được loài người đưa về sống chung trong các vườn quốc gia, khu vực bán hoang dã hoặc sở thú.












Cùng họ, khi gặp nhau, đôi khi chúng cũng ve vãn nhau, giao phối với nhau thành công và nếu không, các nhà sinh học cũng “ép duyên” chúng theo kiểu của mình, thụ tinh trong ống nghiệm.

Thế là những đứa con lai của hai “hoàng gia” ấy ra đời, làm phong phú thêm các thần dân trong vương quốc động vật.

Tên gọi của chúng là gì? Chưa đặt riêng trong từng ngôn ngữ nên sách vở đành dùng chung tiếng Anh, theo cách ghép vần đầu của tên bố trước với phần cuối của tên mẹ như sau:








































Bố

Mẹ

Con

Sư tử (Lion)

Hổ (Tiger)

Liger

Hổ (Tiger)

Sư tử (Lion)

Tigon

Sư tử (Lion)

Liger

Li-liger

Sư tử (Lion)

Tigon

Li-tigon

Hổ (Tiger)

Liger

Ti-liger

Hổ (Tiger)

Tigon

Ti-tigon

Thế hệ lai thứ nhất là Liger và Tigon được nghiên cứu kỹ. Chúng mang theo một phần gen di truyền của mẹ và một phần của bố. Chúng có tiếng rống nửa của sư tử, nửa của hổ, chân dung rõ ràng một đứa con lai.

a. Liger











Liger Hercule.
Liger Hercule.

Hãy chiêm ngưỡng một liger, mang tên một lực sĩ trong thần thoại Hy Lạp là Hercule. Ba tuổi, nặng chừng 500kg, chú có dáng dấp của một con vật khổng lồ cổ đại hoặc một sản phẩm của kỹ xảo điện ảnh Hollywood. Đứng trên hai chân sau, vươn mình lên, Hercule “cao” đúng 3,5 met.

Để phục vụ một tấm thân to nhường ấy, mỗi ngày chú chén đúng một yến thịt, thường là thịt bò hoặc gia cầm.











Hercule.
Hercule.

Hercule là kết quả của mối tình ngẫu nhiên giữa một cặp “mèo lớn” sống chung tại chuồng thú của Viện Nghiên cứu những sinh vật lớn có nguy cơ tuyệt chủng cao tại Mianmi-Florida. Tiến sĩ Bhagavan Antle, Giám đốc Viện hài hước: “Chúng tôi không có ý định “tác thành” cho đôi trẻ. Chẳng là trong chuồng các cậu sư tử đực cứ tranh nhau ve vẫn một cô hổ cái và cô nàng đã xiêu lòng trước một chàng đẹp giai và lực lưỡng nhất nên chúng tôi vô tình có được “thằng cu” này.











Mô tả ảnh.
Một "vận động viên" có hạng.

Hercule là một vận động viên có hạng, với thành tích chạy nước rút đạt tốc độ 50 km/h, Không những thế, cậu ta còn bơi rất giỏi. Tính chất này cậu ta giống mẹ vì “ông bố” quen sống nơi sa mạc mênh mông, vốn sợ nước. Trong thiên nhiên, hầu như không bao giờ thấy sư tử và hổ giao phối với nhau, không những thế còn là kẻ thù của nhau.

Song Hercule cũng không phải trường hợp duy nhất vì trước Thế chiến II, đã có một chú liger ra đời. Còn hiện nay, con số đó đã nhiều hơn hẳn.

2. Tigon

Con cái ra đời từ bố hổ và mẹ sư tử gọi là tigon (đôi khi, trong các tài liệu còn gọi là tion, tigron hoặc tiglon). Tigon hiếm gặp hơn liger nhiều vì những chàng hổ đực, chẳng biết vì quá tự hào về dòng dõi mà không đoái hoài đến sư tử cái hoặc mặc cảm về thân hình nhỏ con của mình so với “người tình” nên thiếu chủ động. Tuy nhiên các nhà tập tính học động vật lại đưa ra giả thuyết” cách ve vãn của hổ đực không đủ mạnh mẽ để làm sư tử cái xúc động (ngay cả khi sư tử cái đang ở thời kỳ động dục).

Về hình dáng, tigon khá giống với người anh em cùng lai như mình là liger, nhưng về kích thước, nếu liger to lớn hơn cả bố lẫn mẹ thì tigon lại thường nhỏ hơn cả hai “đấng sinh thành”, vì chúng “bị” thừa hưởng gen khống chế kích thước vốn có của sư tử mẹ. Trọng lượng trung bình của tigon chỉ vào khoảng 150kg. Bờm trên đầu tigon đực nhỏ và ngắn, chẳng giống lắm với bờm sư tử mà chỉ là một đám lông rậm rạp hơn một chú hổ bình thường, màu sắc giống với khoang cổ ông bố hổ của mình.











Cặp tigon sinh đôi này ra đời ngày 27 tháng 8 năm 2009 tại vườn thú tỉnh Hải Nam
Cặp tigon sinh đôi này ra đời ngày 27 tháng 8 năm 2009 tại vườn thú tỉnh Hải Nam.

3. Thế hệ thứ ba

Những hậu duệ thế hệ thứ ba cũng bị chi phối bởi quy luật gen trội gen lặn của Di truyền học. Đó là hiện tượng bất dục (vô sinh) của các hậu duệ giống đực.

Nêu như tigon cái và liger cái có thể giao phối với hoặc hổ hoặc sư tử, để cho thế hệ thứ ba, những Ti-liger, Ti-tigon (có khuynh hướng giống hổ đến 75%) hoặc Li-tiger, Li-tigon (giống sư tử đến 75%), thì liger và tigon đực không có khả năng làm bố: chúng bị… tuyệt tự và chẳng bao giờ có “kẻ nối dõi”. Bảng trên đã cho thấy, bản gia phả của dòng họ kết thúc tại đây.

Tuổi thọ của những con vật lai cũng ngắn ngủi. Hơn nữa, chúng thường không khỏe mạnh, dễ mắc các bệnh tật, thậm chí cả bệnh ung thư...

1 comments:

sad said...

Con Tigon nhìn đáng yêu quá!

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger