Sự giống nhau giữa "ác mộng" 1945 và thảm họa vừa qua ở Nhật Bản


Đó là thảm hoạ tồi tệ nhất đất nước Nhật Bản kể từ Chiến tranh thế giới thứ II. Và những bức ảnh về sự tàn phá ở nơi đây sau trận động đất kèm sóng thần kinh hoàng hôm 11/3 đã cho thấy sự giống nhau đến ớn lạnh với cảnh tượng ở Hiroshima và Nagasaki cách đây 66 năm. Khi đó, hai thành phố này đã bị huỷ diệt bằng hai quả bom hạt nhân do Mỹ thả xuống. Đây chính là thảm hoạ tồi tệ nhất trong lịch sử loài người.

Khoảng 70.000 người Nhật Bản đã chết ngay lập tức khi Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima hôm 6/8/1945. 3 ngày sau đó, thêm 75.000 người thiệt mạng khi quả bom thứ hai được thả xuống thành phố Nagasaki .
Ít nhất 10.000 nạn nhân được cho là đã thiệt mạng khi những con sóng thần cao 10m với sức huỷ diệt kinh khủng đổ ập vào khu vực phía đông bắc Nhật Bản hôm 11/3. Con số này có thể còn cao hơn nữa khi còn hàng chục ngàn người mất tích.
Hàng chục thị trấn dọc bờ biển bị san phẳng giống như cách mà hai thành phố Hiroshima và Nagasaki bị xoá sổ bởi những quả bom hạt nhân.
Giống như phóng viên của Daily Mail - Alex Thompson miêu tả, dù đã kinh qua 20 cuộc chiến tranh nhưng ông vẫn chưa từng thấy sự phá huỷ nào kinh hoàng và đáng sợ như ở Minamisanriku. “Cảnh tượng ở đây gợi nhớ đến hình ảnh về thành phố Nagasaki or Hiroshima sau khi bị Mỹ đánh bom nguyên tử trong thế chiến II. Những kết cấu bê tông có thể còn tồn tại nhưng ngoài ra, còn chẳng gì khác”, phóng viên Thompson đã viết như vậy.
Trước đó, bản thân Thủ tướng Nhật Bản Naoto Khan cũng phải thừa nhận, thảm hoạ động đất, sóng thần và cả hạt nhân hiện nay ở Nhật Bản đang diễn ra theo cách nghiêm trọng nhất trong vòng 66 năm trở lại đây.
“Việc chúng ta - những người Nhật có thể vượt qua được thảm hoạ này hay không phụ thuộc vào chínhmỗi người trong chúng ta. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng chúng ta có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng tồi tệ này bằng cách đoàn kết bên nhau”.
Dưới đây là chùm ảnh cho thấy sự giống nhau đến ớn lạnh giữa ác mộng hạt nhân năm 1945 và ác mộng động đất, sóng thần năm 2011:
Ảnh minh họa
Đền thờ Đạo thần Nhật Bản là đại diện cho sự liên hệ về tinh thần giữa con người và đất đai. Hình ảnh trên đây là ở cổng Toril truyền thống – nơi dẫn vào Đền thờ Đạo thần Nhật Bản. Đền thờ này và khu vực xung quanh đó đã bị phá huỷ gần như hoàn toàn trong vụ đánh bom ở Hiroshima cách đây 66 năm. Chỉ còn một số cấu trúc tồn tại, trong đó có chiếc cổng Toril.
Ảnh minh họa
Và đây là hình ảnh ở ngôi làng Otsuchi hôm 11/3 sau trận động đất kèm theo sóng thần. Nó chẳng khác gì so với hình ảnh ở Đền thờ Đạo thần Nhật Bản cách đây 66 năm trong bức ảnh ở trên.
Ảnh minh họa
Một chiếc xe cứu hoả bị cháy đen trong đống đổ nát ở Hiroshima . “Cơn bão lửa” gây ra do quả bom nguyên tử đã không thể bị dập tắt.
Ảnh minh họa
Hình ảnh trên lại được tái diễn ở thành phố Minamisoma, Nhật Bản sau trận động đất kèm sóng thần hôm 11/3. Chiếc xe cứu hoả này đã được huy động để dập đám cháy gây ra do thảm hoạ kép nhưng chính nó lại trở thành nạn nhân.
Ảnh minh họa
Cả một khu vực rộng lớn ở thành phố Minamisinraku bị xoá sổ sau trận động đất. Cảnh tượng các ngôi nhà bị san phẳng giống đến mức không thể phân biệt được với quang cảnh ở Hiroshima cách đây nhiều thập kỷ.
Ảnh minh họa
Cuộc sống bị phá huỷ. Một người già sống sót sau ác mộng năm 1945 đang tìm kiếm trong đống đổ nát tại ngôi nhà của mình ở Hiroshima .
Ảnh minh họa
Và một người phụ nữ hiện đại Nhật Bản giờ cũng rơi vào tình cảnh tương tự như người già trong bức hình trên. Người phụ nữ này cũng đang bới tìm những gì còn sót lại trong ngôi nhà bị phá nát tan tành của mình ở Rikuzentakata
Ảnh minh họa
Toàn bộ thành phố Hiroshima bị san phẳng, chỉ còn lại hàng km dài những mảnh gỗ nát vụn, đất đã lởm chởm sau khi quả bom hạt nhân được thả xuống. 70.000 người đã chết trong thảm hoạ này.
Ảnh minh họa
Cơn sóng thần trong phút chốc đã cuốn phăng hầu như toàn bộ thành phố Rikuzentakata
Ảnh minh họa
Cách đây 66 năm, thảm hoạ hạt nhân cũng đã thổi bay toàn bộ những ngôi nhà ở Hiroshima , chẳng khác gì như ở Rikuzentakata trong bức hình trên.
Ảnh minh họa
Ở Minamisanriku hiện tại và Hiroshima cách đây gần 7 thập kỷ, mọi thứ cũng chẳng khác nhau là mấy. Cũng có một số thứ có thể tồn tại sau thảm hoạ hạt nhân và động đất nhưng đó chỉ là những khối bê tông. 10.000 người vẫn còn mất tích sau khi sóng thần ập vào Minamisanriku.
Ảnh minh họa
Trong khi đó, 70.000 người đã chết ở Hiroshima khi quả bom hạt nhân huỷ diệt được thả xuống đây.
Ảnh minh họa
Một gia đình hiện đại bàng hoàng khi chứng kiến những gì hiện ra trước mắt ở Minamisoma.
Ảnh minh họa
Cách đây 66 năm, một người đàn ông Nhật Bản ở Nagasaki cũng có tâm trạng như gia đình trong bức ảnh trên.
Ảnh minh họa
Một người đàn ông cô đơn bước đi giữa thành phố Minamisanriku đổ nát hoang tàn. Trước đây, thành phố này luôn sầm uất, tấp nập người ra vào.
Ảnh minh họa
Hiroshima đã từng là một trong những thành phố công nghiệp hoá nhất Nhật Bản trước khi bom nguyên tử được thả xuống đây. Các tướng lĩnh Mỹ đã tránh đánh bom thành phố này trước khi thả bom nguyên tử. Vì thế, người ta có thể thấy rõ nhất và đầy đủ nhất về ảnh hưởng gây ra từ quả bom hạt nhân.

3 comments:

Anonymous said...

Mong ông trời phù hộ ...

Anonymous said...

Đúng đúng./..

Anonymous said...

Anh Huyền Vũ nha , phù hộ cho những dân cư ở đó tai qua nạn khỏi ít thương vong chứ bộ .

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger