Những cuốn sách của thời thơ ấu

1. Totochan cô bé ngồi bên cửa sổ:
 
Câu chuyện về cô bé 5 tuổi và ngôi trường cấp 1 Tomoe với thầy hiệu trưởng khác lạ đã đi sâu vào tâm trí và đưa trí tưởng tượng của trẻ con bay rất xa.
 
Một ngôi trường mẫu giáo với sân bóng rộng, với lớp học là những toa tàu, học sinh được chơi nhiều hơn học hay cách giáo dục giới tính bằng việc cho bé trai tắm chung với bé gái để chúng không tò mò về cơ thể của nhau và những bài học giản dị có sức lay động lòng người lớn lao.
 
"Totochan, cô bé ngồi bên cửa sổ" không đơn thuần chỉ là một cuốn truyện thiếu nhi mà tác giả Testuko mang vào đấy cả văn hóa của đất nước Nhật Bản xa xôi. Từ hộp cơm được trang trí khéo léo, lễ hội bé trai, bé gái tới cả cơn động đất cũng rất đặc trưng của xứ sở mặt trời mọc.
2. Kính vạn hoa
"Kính vạn hoa" là bộ truyện thiếu nhi đặc trưng miền Nam được viết bởi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ở đó ghi lại cuộc sống thường nhật, những cuộc phưu lưu rất học trò, rất trẻ con của nhóm bạn Quý “ròm”, Hạnh và Long.
Không chỉ vậy, những câu chuyện nhỏ mà nhà xuất bản trẻ thời bấy giờ in thành từng cuốn sách bé bằng lòng bàn tay còn mang cả mơ ước của tụi học trò về những bài học mang nhiều chất sáng tạo, khuấy động tinh thần học hỏi, học nhóm, tinh thần đoàn kết bạn bè.
 
Không hề triết lý, không hề lên tiếng dạy dỗ trẻ con, bằng ngôn ngữ hài hước, sinh động, giản dị của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã đưa ra những thông điệp hết sức giản dị, dễ tiếp thu với tụi trẻ con như tôi thời bấy giờ.
3. Truyện cổ Grim, truyện cổ Andersen
Từ “Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn”, “Cô bé bán diêm”, “Đôi giày đỏ” đến“Chú lính chì dũng cảm”, những câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grim và Andersen quen thuộc với lũ trẻ con ngày xưa qua giọng kể của mẹ, của bà. Để rồi chúng tưởng đó là sản phẩm của trí tưởng tượng từ người kể chứ không nghĩ rằng đó là câu chuyện của những nhà văn ở đất nước Đức và Đan Mạch xa xôi. Bởi truyện cổ tích luôn được coi là kho tàng truyền miệng của người lớn.
Hình ảnh trong truyện "Cô bé bán diêm"
 
Truyện cổ Grim hay truyện cổ Andersen là kho trí tưởng tượng khổng lồ reo vào đầu những cô bé, cậu bé hình ảnh công chúa, hoàng tử và lâu đài đẹp lung linh, lộng lẫy. Đó còn là bài học vỡ lòng về cái thiện, cái ác, tính thật thà, sự trừng phạt cho kẻ xấu được ghép vào theo từng câu chuyện, từng nhân vật.
 
4. Những cuộc phưu lưu của Tom Shawyer
 
Mỗi lần nghe tên cuốn sách tôi luôn bật cười khi nghĩ tới cậu bé Tom Shawyer 12 tuổi, sống với người dì ở miền Tây nước Mỹ với đủ mọi trò nghịch ngợm bày ra để chứng tỏ mình là người anh hùng hay trốn việc vặt vãnh. Và cả cái ý nghĩ muốn được dì yêu thương nhiều hơn, hay dì phải hối hận về việc đã mắng chửi, phạt nó, cái thằng bé Tom nghịch ngợm không lúc nào chịu ngồi yên một chỗ.
Rồi cuối cùng Tom cũng trở thành một người anh hùng thực thụ sau khi tìm ra kho báu và kết liễu đời tên cướp. Kết thúc đẹp cho một cuốn truyện thiếu nhi đầy phưu lưu và hấp dẫn.
 
5. Truyện tranh Doremon
 
Sẽ thật thiếu xót nếu không nhắc tới nhân vật chú mèo máy với chiếc túi thần kì và những người bạn Nobita, Xuka, Xeko, Chaien từng làm say mê rất nhiều em nhỏ từ thời chúng ta còn bé. Hẳn bất kì cô bé hay cậu bé nào cũng ước ao được như Nobita, có cậu bạn mèo máy Doremon ở bên cạnh để ước gì được nấy từ chuyện học thuộc bài nhanh với bánh mì giúp trí nhớ, hay đi tới mọi nơi trên thế giới với cánh cửa thần kì và tò mò biết trước tương lai với cỗ máy thời gian.
 
Nhưng tác giả Fujio rất khéo léo kết hợp những bài học nhỏ trong mỗi mẩu truyện tranh của mình. Đó là sự trừng phạt dành cho Nobita khi quá lạm dụng phép màu mà Doremon mang tới, hay không chịu đọc kĩ, nghe kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Doremon còn mang tới cho những em nhỏ cả thế giới văn hóa nhiều màu sắc của Nhật Bản với hình ảnh những chú cá chép bay lượn trên bầu trời trong ngày lễ bé trai hay hình ảnh núi Phú Sỹ, tinh thần võ sĩ đạo trong gia đình Xeko…

(Còn nữa)

7 comments:

hasam1988 said...

quyen truyen dau chua doc qua -totochan -chac cu rui ko suat ban nua
-con Những cuộc phưu lưu của Tom Shawyer- hacphin
-ngay truoc co nghe co giao day van ke cho vai phan
-dang kiem chuyen do de doc
-ma thoi gian it qua ko co thoi gian doc
--chan nhi -van hoc Viet nam h it quyen hay de doc qua
-h tui chuyen qua van hoc nga-phap-my roai

Anonymous said...

Không gia đình của Hecto Malot cũng hay vậy. Còn thêm Harry Potter nữa ...

Anonymous said...

Mình thích truyện Người thầy đầu tiên của Aitmatov

Anonymous said...

Tớ lại thích chú Thoòng

Ngủ gật said...

Còn nhiều, có những cuốn sách gối đầu giường mà sao giờ ít thấy quá:
- Cuộc lữ hành kỳ diệu của Selma Lagerlöf (tui đọc nhiều lần đến nỗi...quên ôn thi học kỳ hồi lớp 8 luôn).
- Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (cũng của Mark Twain, gần như là phần sau của chuyện Tom Sawyer).
- Tâm hồn cao thượng (nên đọc bản dịch của Hà Mai Anh nhé)!
- Nhóc Nicolas và những chuyện chưa kể (Sempé) nhắc tới ông này thì nhớ luôn anh chàng cao bồi,
- Lucky Luke (chàng cao bồi bắn nhanh hơn cái bóng và khoái luôn Rantanplan - con chó ngu nhất miền đông và miền tây (^_^) )
...
còn một mớ nữa mà tạm thời chưa nhớ ra.

Anonymous said...

Cuốn truyện đầu tiên mình đọc là "Bác sỹ Aibôlit" có con kéo đẩy 2 đầu. Ấn tượng nhất là tên tướng cướp râu đỏ đến nỗi giờ thấy ai tóc hung hung đỏ là bảo người đó là người xấu :)

Anonymous said...

Tứ quái TKKG
Gulliver phiêu lưu ký

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger