Top những "tay sai đắc lực" nhất của con người

Ngựa

Có lẽ không có động vật nào đóng một vài trò lớn trong lịch sử chiến tranh như ngựa. Con người thuần hoá ngựa sớm nhất vào khoảng 5.500 năm trước tại Kazakhstan ngày nay, và sự phổ biến của ngựa trên khắp lục địa Á – Âu đã sớm dẫn đến việc sử dụng ngựa trong các cuộc chiến tranh quy mô lớn.




Người Ai Cập cổ đại và người Trung Quốc sử dụng các cỗ xe ngựa như một phương tiện hữu ích nhất để chiến đấu, trước khi phát minh ra chiếc yên ngựa và bàn đạp. Một hiệp sĩ được trang bị tốt trên lưng ngựa có thể chống lại những lính bộ binh lão luyện nhất.

Sự xuất hiện của yên ngựa và bàn để chân cho phép người Mông Cổ chiến đấu và bắn tên trúng đích ngay trên lưng ngựa, tạo nên một huyền thoại về những dũng sĩ Mông Cổ, vừa phóng như bay trên lưng ngựa, vừa bắn tên bách phát bách trúng.




Nhưng khi những tiếng súng đầu tiên vang lên trên chiến trường, nó đã báo hiệu sự kết thúc thời kỳ oanh liệt của những kỵ binh. Ngựa dường như đã bị quên lãng trong kỷ nguyên chiến tranh hiện đại, khi xe tăng và súng máy được "thịnh hành" hơn.


Chó

Hầu hết mọi người đều biết rằng chó là một loài vật thông minh và trung thành.




Con người đã sử dụng chúng trong những cuộc chiến từ hàng ngàn năm trước. Từ người Ai Cập cho đến người Mỹ bản địa đã sử dụng những giống chó lớn phục vụ trên chiến trường hay làm nhiệm vụ canh gác. Người La Mã trang bị cho chó của họ vòng cổ nhọn và áo giáp. Người Tây Ban Nha cũng sử dụng chó mặc giáp để tấn công trong cuộc xâm lược Nam Mỹ từ những năm 1500. Nhiều quốc gia và triều đại tại châu Âu sử dụng chó trong các cuộc xung đột suốt thời Trung cổ.




Chiến tranh hiện đại đã giảm bớt vai trò của chúng. Quân đội Hoa Kỳ gần đây đã huấn luyện chó có thể phát hiện bom để làm việc tại Irắc Afghanistan, nơi mà chúng được trang bị áo chống đạn riêng.


Con la

Vai trò của la có vẻ không được ca ngợi nhiều lắm nhưng nó rất quan trọng trong suốt lịch sử chiến tranh bằng việc chuyên chở thức ăn, vũ khí và những vật tư cần thiết khác cho quân đội.




Sinh ra từ lừa đực và ngựa cái, la đã trở thành đối tượng ưu tiên chuyên chở vì chúng dai sức hơn bố mẹ mình rất nhiều. La cũng không phải là loài động vật “cứng đầu”. Quân đoàn La Mã cổ đại hành quân với 1 con la chuyên chở đồ dùng cho 10 lính. Napoleon cưỡi một con la khi hành quân qua dãy Alps. Quân đội Hoa Kỳ sử dụng khoảng 571.000 ngựa và la trong Thế chiến I tại châu Âu, và mất khoảng 68.000 con trên chiến trường.




Ngày nay la tiếp tục được sử dụng, như trong lực lượng đặc biệt của Mỹ, thuỷ quân lục chiến và bộ binh, để cung cấp lương thực, đồ dùng cho các tiền đồn xa xôi tại vùng núi của Afghanistan.


Voi

Một trong những động vật có vú lớn nhất Trái đất để lại dấu ấn của mình trong chiến tranh như những chiến binh có sức tàn phá khủng khiếp.


Voi có thể chà đạp lên quân địch, sử dụng ngà để tấn công hoặc hất tung những kẻ kém may mắn lên không trung. Đôi khi voi mặc áo giáp và có các cung thủ ngồi phía trên. Vương quốc Ấn Độ cổ đại là nơi đầu tiên thuần hoá voi thành những chiếc “xe tăng sống’. Những kĩ năng đó đã nhanh chóng được người Ba Tư biết đến. Alexander Đại Đế đã phải đối mặt với những con voi của kẻ thù trong thế giới cổ đại, và cuối cùng người Hy Lạp, CarthageLa Mã cũng sử dụng đến voi chiến. Ngựa thường sợ kích thước đồ sộ và mùi của voi. Chính vì thế loài vật khổng lồ này có khả năng khủng bố mạnh mẽ tâm lý của binh lính kè thù.




Tuy nhiên, voi có thể trở nên điên cuồng, sợ hãi hay đau đớn nếu chịu quá nhiều hình phạt. Và sự ra đời của súng đại bác về cơ bản đã kết thúc vai trò của chúng.


Cá heo

Cá heo cùng với sư tử biển đã giúp Hải quân Mỹ tuần tra các vùng biển từ những năm 1960.




Loài động vật thông minh này sử dụng những đặc điểm sinh học phức tạp của chúng để tìm mìn dựa trên những tiếng kêu. Một con cá heo sẽ phát ra một loạt âm thanh và xử lý thông tin khi âm thanh vọng lại chúng. Điều đó cho phép cá heo xác định đối tượng và thông báo với con người. Cá heo được sử dụng trong chiến tranh vùng vịnh Ba Tư và sau này giúp Hải quân Hoa Kỳ nắm rõ thông tin về cảng Umm Qasr ở miền nam Irắc.




Cá heo cũng có thể tấn công kẻ địch bơi hoặc lặn dưới nước, nhưng Hải quân Hoa Kỳ phủ nhận tin đồn về việc huấn luyện cá heo sử dụng vũ khí chống lại con người.


Bồ câu

Bồ câu đã làm nhiệm vụ truyền thông tin trong suốt lịch sử loài người, dựa trên khả năng tìm đường của chúng dù cách xa địa điểm cần đến hàng trăm dặm.




Trong Thế chiến I, quân Đồng minh sử dụng hơn 200.000 con chim bồ câu và nhiều con trong đó làm nên chiến công hiển hách. Một con chim bồ câu được Pháp trao danh hiệu “Croix de Guerre” vì đã cung cấp 12 bức thư giữa các pháo đài ở Verdun. Chú chim này đã cung cấp tin nhắn cuối cùng mặc dù bị thương rất nặng, bảo toàn lực lượng của tiểu đoàn “Lost” thuộc sư đoàn 77 bộ binh Mỹ. Loài chim này đã được “nghỉ hưu” vì những tiến bộ của công nghệ truyền thông.


Sư tử biển

Sư tử biển California có mặt trong chương trình huấn luyện động vật có vú của Hải quân Hoa Kỳ, sau cá heo và cá voi Beluga.




Động vật biển này có khả năng quan sát tuyệt vời trong ánh sáng yếu, nghe được dưới nước và bơi 40km/h. Chúng có thể lặn sâu 300m. Hải quân Hoa Kỳ đã đào tạo chúng thành những tàu dò mìn để có thể xác định và đánh dấu mìn. Loài thú này có thể tấn công quân địch dưới nước. Một con sư tử biển làm nhiệm vụ thu thập thông tin thường mang theo máy quay video xuống nước.




Chỉ cần một con sư tử biển, 2 người xử lí thông tin và thuyền cao su là đã có thể thay thế một tàu hải quân trang bị đầy đủ gồm phi hành đoàn và nhóm thợ lặn trong việc tìm kiếm thông tin dưới đáy đại dương.


Ong

Loài ong khi bị kích động sẽ trở thành một vũ khí hiệu quả.




Người Hy Lạp cổ đại, người La Mã và các nền văn minh khác đôi khi sử dụng những côn trùng nhỏ này làm vũ khí ngăn chặn quân địch. Họ có thể tấn công những toà thành bằng cách phóng số lượng lớn tổ ong qua các bức tường thành. Heptakometes của vùng Trebizond, Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn lừa binh lính La Mã dưới sự chỉ huy của Pompey ăn phải mật ong có độc, dẫn đến nôn mửa, mê sảng và sau cùng là thất bại ê chề.




Việc sử dụng ong như vũ khí còn tiếp tục trong Thế chiến I. Ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng ong phục vụ cho mục đích hoà bình, đó là đào tạo chúng để phát hiện các mỏ khoáng sản.


Lạc đà

Lạc đà hiện giờ chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong quân đội hiện đại và chỉ với vai trò tuần tra, nhưng kỵ binh lạc đà đã từng phát triển mạnh ở một số nơi trên thế giới.




Lạc đà được sử dụng nhiều trong sa mạc khô cằn hay vùng Bắc PhiTrung Đông thời cổ đại, nhờ khả năng tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt và thường xuyên thiếu nước. Mùi của lạc đà khiến ngựa sợ hãi, khiến kỵ binh đối thủ hoang mang và mất kiểm soát. Người ParthiaSassanid trang bị cho lạc đà để trở thành những kỵ binh hạng nặng. Các chiến binh Ả Rập thường cưỡi lạc đà trong các cuộc tấn công của mình. Chúng thậm chí còn được trang bị pháo cỡ nhỏ trên lưng.




Vai trò của lạc đà đã giảm đi nhanh chóng với sự phát triển của súng từ năm 1700 đến 1800, nhưng người ta vẫn thấy quân đội Anh sử dụng chúng trong Thế chiến I.


Dơi

Những động vật có vú bay trong đêm này là một phần của những thí nghiệm kỳ quái trong Thế chiến I.




Phẫn nộ trước cuộc tấn công của quân Nhật vào căn cứ Hải quân Mỹ tại Trân Trâu Cảng, một bác sĩ đã đề nghị cài bom vào những con dơi này. Chúng có thể tạo ra hàng nghìn đám cháy nhỏ trong các thành phố của Nhật Bản khi chúng tìm chỗ ngủ dưới các mái nhà. Nhưng ý tưởng này đã gặp khó khăn để nhận được sự chấp thuận của Tổng thống Roosevelt lúc bấy giờ.

Nhiều con đã “không hợp tác” hoặc bay đi mất. Quân đội Mỹ đã sử dụng 6.000 con trong các thí nghiệm. Hải quân Hoa Kỳ đã tiêu tốn 2 triệu đô la vào việc huấn luyện dơi.




Ngày nay, các nhà khoa học của Lầu Năm Góc vẫn đang nghiên cứu dơi và hy vọng chúng có thể truyền cảm hứng cho những thiết kế máy bay và robot gián điệp.

4 comments:

sad said...

Tại sao con người lại dùng chim bồ câu để đưa thư mà không dùng loài chim khác?

HuyenVu said...

Bởi vì bồ câu là loài chim có khả năng ghi nhớ tốt nhất. Nó có thể bay đến một điểm xa thành phố hàng nghìn dặm sau đó vẫn quay về đúng chuồng của mình. Con người lợi dụng khả năng đặc biệt này của chúng để huấn luyện đưa thư. Ngoài ra, chim bồ câu được con người nuôi nhiều nên thuần tính, dễ dạy bảo hơn các loài chim hoang dã khác.

sad said...

Vậy mỗi con chim chỉ có thể đưa thư đến 1 địa điểm nhất định thôi hả pác HV?

HuyenVu said...

Cái này thì không có chắc nhưng đoán là đúng vậy.

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger