20 người đẹp cổ đại Trung Quốc

“Anh hùng không qua nổi ải mỹ nhân”, đó là những mỹ từ nói về các giai nhân trong lịch sử Trung Hoa cổ đại.

1. Tây Thi
Tây Thi là một người con gái rất đẹp thời Xuân Thu và cũng là một trong Tứ đại mĩ nhân Trung Quốc. Nàng là con một người kiếm củi họ Thi, dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm. Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây, vậy nên gọi là Tây Thi. Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước (trầm ngư), có công lớn trong việc giúp Phạm Lãi, Văn Chủng và Việt Vương Câu Tiễn diệt vua Ngô Phù Sai.



2. Lý phu nhân
Lý phu nhân là một vương phi được sủng ái nhất của Hán Vũ Đế. Cô xuất thân là một ca kỹ. Cô nổi tiếng nhờ câu thơ “Bắc phương hữu gia nhân, tuyệt thế nhi độc lập. Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc”.



3. Trác Văn Quân
Trác Văn Quân là vợ của Tư Mã Tương Như thời Tây Hán. Trác Văn Quân là nhân vật nữ nổi tiếng trong lịch sử vì rời bỏ cha mẹ đi theo trai.


4. Vương Chiêu Quân
Chiêu Quân tên là Vương Tường, nên cũng được gọi là Vương Chiêu Quân. Nàng là con gái của một gia đình thường dân ở Tỉ Quy, Nam Quận, nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc. Được tuyển vào nội cung khoảng sau năm 40 TCN, đời vua Hán Nguyên Đế. Nàng là một trong Tứ đại mĩ nhân của lịch sử Trung Quốc. Với sắc đẹp được ví là "lạc nhạn" (làm cho chim sa), câu chuyện về nàng trở thành một đề tài sáng tác phổ biển của thi ca, nghệ thuật. Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình. Sự quên mình của nàng góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô.



5. Triệu Phi Yến
Triệu Phi Yến, tên thật là Triệu Nghi Chủ (do có tài múa rất hay, điệu múa nhẹ nhàng uyển chuyển như bay như lượn tựa chim yến nên gọi là Phi Yến), là một trong hai đại mĩ nhân của triều đại nhà Hán bên cạnh người đẹp Vương Chiêu Quân.



6. Thái Văn Cơ
Thái Diễm hay Sái Diễm, tự là Chiêu Cơ, nhưng sau trùng huý với Tư Mã Chiêu nên người đời sau đổi thành Văn Cơ (tức Thái Văn Cơ hay Sái Văn Cơ). Bà là một nữ sĩ tài hoa mà bạc phận, là tác giả của Bi phẫn thi (ngũ ngôn), một thi phẩm được coi là một kiệt tác (thể loại thơ tự sự) của văn học Kiến An và của thơ ca cổ điển Trung Quốc.



7. Nhị Kiều
Trung quốc xưa có 2 nàng Kiều, đó là hai người con gái đẹp nổi tiếng thời Tam quốc được nhà văn La Quán Trung và nhiều sách sử nhắc đến. Tương truyền, họ Kiều, chủ nhân một gia trang lớn, đẹp đẽ, gần vùng núi của quận Cối Kê xứ Giang Đông, có 2 người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Người chị tên là Đại Kiều, còn người em tên là Tiểu Kiều.



8. Dương Quý Phi
Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, sinh ở tỉnh Tứ Xuyên vào khoảng năm 719. Bà là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Gia đình này nguyên gốc ở một quận nhỏ thuộc Trung Đông, là Hòa Âm đến đây lập nghiệp. Cha là Dương Huyền Diễn thuộc dòng khá giả vì tổ phụ từng làm thứ sử tại quận Kim. Nàng là một cung phi của Đường Minh Hoàng. Bà được xếp vào một trong Tứ đại mĩ nhân của lịch sử Trung Quốc.



9. Thôi Oanh Oanh
Thôi Oanh Oanh – một con người mà lại có đến hai thân phận, đó là Thôi Oanh Oanh một hình tượng văn học và một nàng Oanh Oanh thực sự ngoài đời. Nàng Thôi Oanh Oanh ngoài đời thật là người tình của một nhà thơ nổi tiếng thời Đường.



10. Ban Tiệp Dư
Ban Tiệp Dư là con nhà danh môn, còn trẻ đã học thành tài, thời Hán Thành Đế được lập làm Tiệp Dư. Chị em Triệu Phi Yến sau khi đắc sủng, ganh ghét tài năng phẩm hạnh của Ban Tiệp Dư, Ban Tiệp Dư ngày đêm lo sợ nên xin theo hầu thái hậu ở cung Trường Tín.



11. Bích Ngọc
Bích Ngọc là thiếp của Nhữ Nam Vương Tư Mã Nghĩa đời Tấn. Nàng là một người rất có nhan sắc và rất được sủng ái.


12. Hầu Phu Nhân
Tùy Dạng Ðế Dương Quảng tại vị, quảng cáo cao lâu, bắt hàng ngàn thiên hạ mỹ nữ nhốt vào trong đó, Hầu Phu Nhân chính là 1 trong số hàng ngàn cung nữ đó mà suốt cả cuộc đời cũng chưa hề gặp được Tùy Dạng Ðế, cuối cùng tự ải mà chết.



13. Quan Phán Phán
Quan Phán Phán là người thời Đường. Nàng là thiếp trong một gia đình ở Dư Châu. Khi Bạch Cư Dị đến nhà và lần đầu gặp gỡ nàng ông đã phải tấm tắc khen ngợi. Sau khi chồng chết, nàng thủ tiết mười mấy năm, Bạch Cư Dị thấy vậy dùng thơ phê bình nàng thủ tiết chứ đừng nên tuẫn tiết, cuối cùng nàng tuyệt thực mà chết.



14. Phi Yên
Phi Yên là mỹ nữ thời nhà Đường, tinh thông văn thơ. Nàng là đại biểu của cuộc hôn nhân “phi ngẫu” trong lịch sử. Sau này nàng bị chồng đánh cho đến chết.



15. Liễu Cơ
Là nhân vật nữ chính trong câu chuyện “Trương Thái Liễu”. Trương Thái Liễu là một hình tượng cô gái nổi tiếng xinh đẹp và thành công thời hậu thế.


16. Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên , tên thật là Võ Chiếu . Bà là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, và để lại nhiều tranh luận về công tội giữa các nhà sử học. Bà đã trải qua các vị trí tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí hoàng hậu của nhà Đường.



17. Điêu Thuyền
Đại mỹ nhân bế nguyệt là Điêu Thuyền. Nàng sống vào đời Tam Quốc, gia cảnh tan tành vì loạn Đổng Trác.


18. Trinh Nương
Trinh Nương là hóa thân của Trinh Tiết. Thời loạn lạc, nàng lưu lạc từ phương Bắc đến Tô Châu, cuối cùng bị tống vào kỹ viện. Do sắc đẹp và tài thi ca của nàng mà nàng nổi tiếng khắp vùng Tô Châu. Một người học giả giàu có đã mua nàng về làm vợ. Cuối cùng, nàng đã tự vẫn để giữ trọn tiết hạnh, do nàng chỉ bán tài chứ ko bán thân.



19. Chu Thục Chân
Nữ từ nhân nổi tiếng thời Đường, hiệu xưng U Thê Cư Sĩ, được biết là một tài nữ người ở Tiền Đường thời Tống, thi từ đều giỏi, đương thời chỉ có nàng mới xứng tề danh với Lý Thanh Chiếu. Tác phẩm tiêu biểu có “Đoạn Trường Tập” và “Đoạn Trường Từ” được lưu truyền, nổi tiếng nhất là “Điệp Luyến Hoa”.


Chu Thục Chân có cuộc đời khá u sầu. Nguyên nàng có một ý trung nhân lý tưởng, cũng là người tài hoa mà nàng tự quen biết. Nhưng phụ mẫu không cho phép nàng kết hôn với ý trung nhân của mình, mà gả nàng cho 1 thương nhân. Chồng nàng là người chỉ biết kiếm tiền, đối với thi từ và tranh vẽ của nàng đều không có hứng thú, vì vậy mà cuộc sống của nàng lúc nào cũng đầy u sầu và tẻ nhạt.



20. Hoa Nhị phu nhân
Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn từng ngưỡng mộ tài danh của Hoa Nhị Phu Nhân. Hoa Nhị Phu Nhân là Phí Quý Phi của Hậu Thục Hậu Chủ - Mạnh Xưởng, xuất thân là 1 ca kỹ ở Thanh Thành (nay ở phía Đông Nam thành phố Giang Yển). Tương truyền “Hoa Nhị Phu Nhân Cung Từ” có hơn 100 biến, trong đó thật ra chỉ có hơn 90 biến. Khi Tống diệt Hậu Thục, chỉ dùng có 1 vạn quân, 14 vạn quân Hậu Thục không chiến mà hàng, Hoa Nhị Phu Nhân theo Mạnh Xưởng lưu vong về phương bắc, đêm nghỉ ở Gia Minh dịch trạm, cảm hoài nỗi buồn nước mất nhà tan, đề lên vách quán bài “Thái Tang Tử”. Nhưng vì quân kỵ thôi thúc nên bị mất hết một nửa, cứ viết được 1 chữ lại rơi lệ.


4 comments:

Anonymous said...

Tay thi la nguoi dep cua viet nam ta ngay xua bi cong sang trung quoc, ai cung biet chuyen " tay thi cong Ho`"

LaoHac said...

Thật là vớ vẩn cú thấy chữ Việt là nghĩ ngay đến người VN rồi. Đây là nước ở bên TQ chứ ko phải là VN. Theo sử sách thì nước Việt này nằm ở tỉnh Chiết Giang TQ. Đã ko biết gì còn phát biểu linh tinh:))

metallium said...

thế nước Việt đấy có phải là của người Việt ko?

WonBin said...

tên việt là người việt :-p :-p , bàn tán chi cho mệt :)) :))

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger